Quá trình dập thể tích

Quá trình dập thể tích

Tùy thuộc vào mức độ phức tạp của kết cấu vật dp, quá trình dập có thể tiến hành qua một lòng khuôn hoặc qua nhiều lòng khuôn. Thông thường vi các vật dp phức tạp, quá trình dập tiến hành qua các nguyên công dập sơ bộ, dập bán tinh và dp tinh.

 

a/ Khi dập sơ bộ

 

Quá trình dập được tiến hành vi các lòng khuôn sau:

- Lòng khuôn vut:  lòng khuôn làm giảm tiết diện ngang một phần phôi đồng thời làm tăng chiều dài phôi (H.a).

- Lòng khuôn  ép t: lòng khuôn làm tăng tiết diện ngang của phôi ở một số ch

nhờ giảm tiết diện ở các chổ khác, chiều dài phôi được giữ nguyên (H.b).

- Lòng khuôn uốn: lòng khuôn làm thay đổi ớng trục của một phn phôi so với phần khác phù hợp vi dạng của vật dập (H.c) .

b/ Khi dập bán  tinh

 

Sử dụng lòng khuôn thành hình: lòng khuôn tạo hình  gần giống với hình dng vật dập (H.d), nng độ côn, góc lượn lớn hơn khuôn dập tinh và không có rãnh bavia.

 

c/ Khi dập tinh

 

Sử dụng lòng khuôn tinh: lòng khuôn tạo  hình  chính xác  vật dập có rãnh  bavia

(H.e).

 

3.5.4.  Khuôn dập thể tích

 

Khuôn dập là một chi tiết rất quan trọng trong dây chuyn  chế tạo các sản phm bằng rèn dp.

 

a/ Tài liệu ban đầu

 

Đó là bn vẽ vật dập với đầy đủ các điều kiện  kỹ thuật và các quá trình công nghệ

rèn, kích thức, hình dáng phôi, hồ sơ thiết bị gia công.

 

b/ Thiết kế lòng khuôn

 

Trên cơ sở các quá trình rèn chi tiết, ta tiến hành  thiết kế lòng khuôn cho thích hợp.

 

Lòng khuôn tinh: Phụ thuộc vào trạng thái nhiệt   độ  để thiết   kế hình   dáng và kích tớc cho thích hợp. Cần lưu ý đến lượng co rút kim loại (Thép 1,5%; Nhôm: 1%; vi các chi tiết nguội nhanh, mỏng bng 1-1,2%).

Ngoài ra còn lưu ý đến độ  chính  xác gia công, hình dáng, kích tớc rãnh bavia,v.v...

 

Lòng khuôn thô: dùng để đạt được hình dáng ca vật dập gần giống vi lòng khuôn tinh để nâng cao tuổi thọ và độ chính xác của lòng khuôn tinh. Lòng khuôn thô dùng cho những vật rèn phức tạp, kim loại biến dạng khó.

 

Về cơ bản lòng khuôn rèn thô gần giống như lòng khuôn tinh, chỉ khác là:

- Bán kính lượn (trong và ngoài) đều lớn hơn lòng khuôn tinh để  kim loại dể đin

đầy:                                               R1 =R + C (mm);

đây R1, R- bán kính góc lượn lòng khuôn thô và tinh;

C - trị số lấy tăng thêm: vật nhỏ C = 0,5-1 mm; trung bình C= 2-4; lớn C > 5.

- Độ nghiêng thành khuôn rèn thô nói chung giống khuôn tinh, nhưng trường hợp khó điền đy có thể lấy lớn hơn.

- Lòng khuôn rèn thô không có rãnh bavia.

c/ Hình dáng, kích thước khối khuôn

 

Bố trí lòng khuôn trên  khối khuôn: trên  khối khuôn có thể có một lòng khuôn hoặc nhiều lòng khuôn. Các lòng khuôn khi bố trí trên khối khuôn phải đảm bảo yêu cầu trung tâm lòng khuôn trùng  vi trung tâm khối khuôn và phải trùng  với  trung tâm  đầu búa. Mặt khác phải đm bảo khối khuôn nhỏ nhất (dùng hình thức bố trí song song hoc so le), với các lòng khuôn chịu lc nhỏ (lòng khuôn chế tạo phôi) có thể bố trí xa trung tâm khuôn về 2 bên. Nói chung bố trí sao cho thao tác được dễ dàng.

 

Chiều dày thành khuôn và hình dang, kích tớc khối khuôn: Chiều dày thành khuôn S và S1 được xác định theo các công thức và biểu đồ trong sổ tay rèn dập. Nng chúng không được nhỏ thua 10 mm.

Kích tớc  chiều dài và chiều rộng khối khuôn phải căn cứ vào số lượng  lòng khuôn, sự bố trí lòng khuôn trên khối khuôn. Kích tớc chiều cao khối khuôn phụ thuộc vào vật rèn và quy chuẩn đuôi én (xem hình sau).

•     Nếu vật rèn trên mặt phân khuôn là hình tròn thì: Hmin = 0,9.Dmax + h1 (mm).

Dmin - đường kính lớn nhất của vt rèn trên mặt phân khuôn (mm).

h1 - chiều cao đuôi én (mm).

•    Nếu vật rèn không phải là hình tròn thì Hmin tra theo giản đồ trong các sổ tay rèn dập.

d/ Vật liệu làm khuôn

 

Khuôn dập làm việc trong điều kiện nhiệt  độ cao và áp lực lớn,  chế tạo mt bộ khuôn rất phức tạp cho nên yêu cu vật liệu chế tạo khuôn phải có độ bn cao, chịu nhiệt, chịu mài mòn tốt. Tờng sử dụng các loại hợp kim sau:

Loại nhẹ: 50CrNiMo, 50CrNiSiW, 50CrNiW, có độ cứng HB = 388-444

Loại vừa: 50CrNiMo, 50CrSiW, có độ cứng HB = 352-388

Loại nng: 50CrNiMo, 50CrSiW, 50CrNiW, có độ cứng HB = 293-321